Năm 2003, Di chỉ Cát Đồn được khai quật và đã thu được số lượng rất lớn các hiện vật bằng đá gốm, sàng lọc trên 700 hiện vật và tất cả các hiện vật này đều không giống với hiện vật di chỉ của Cái Bèo thuộc điểm du lịch cát bà hay Bãi Bến (xã Hiền Hào). Qua nghiên cứu khảo sát thì niên đại các công cụ này vào khoảng 2.500 đến 2.700 năm.
Di chỉ Cát Đồn – Cát Bà
Các hiện vật thuộc đồ đá là bàn mài rãnh, bàn mài nhẵn, hòn kê, hòn ghè, đặc biệt là rìu bôn có vai nấc. Các hiện vật thuộc đồ gốm là xốp mỏng, hoa văn đơn giản. Gốm dày, miệng loe, hoa văn thừng.
Ngoài ra, còn tìm thấy một số mảnh xương, răng thú, vỏ sò điệp. Hiện các hiện vật được lưu trữ tại Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ học Việt Nam.
Qua bước đầu cuộc khai quật di chỉ Bãi Cát Đồn này chúng ta phải bảo vệ và phát huy giá trị khoa học về sự hình thành tồn tại và phát triển của cư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt là khu vực biển đảo Cát Bà – Cát Hải.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Huyện Cát Hải bao gồm đảo Cát Bà và đảo Cát Hải, nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hải Phòng. Cát Hải là đảo cát bồi nằm giữa hai cửa sông Bạch Đằng và Nam Triệu, trên đảo có một thị trấn và 4 xã. Cát Bà là quần thể các núi đá vôi nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, gồm 1 thị trấn và 6 xã....